- Vì sao NSTW lại giữ vai trò chủ đạo?

Ngân sách trung ương chiếm phần lớn ngân sách nhà nước:

+ thu => hưởng 100%: nhiều nguồn, là các nguồn có nguồn thu lớn

+ thu => hưởng theo tỉ lệ phần trăm: tỉ lệ chia cho ngân sách nhà nước không nhỏ, thêm vào đó là nguồn thu này nhận về từ tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

=> cơ sở để ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống NSNN.

Hệ thống NSNN ở VN bao gồm 2 cấp: ngân sách TW và ngân sách địa phương trong đó ngân sách địa phương gồm có ba cấp là ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.

Mỗi cấp ngân sách đều giữa vai trò nhất định trong hệ thống NSNN. Trong đó, căn cứ vào điểm b k2 Điều 4 LNSNN thì “NSTW giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách”.

Sở dĩ có thể nói ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo bởi vì bắt nguồn từ vị trí, vai trò của chính quyền trung ương được Hiến pháp quy định đối với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.Chính vì vậy ngân sách Trung ương cũng phải giữ vai trò chủ đạo để có thể thực hiện được những nhiệm vụ của chính quyền Trung ương, đồng thời điều đó thể hiện sự tập trung quyền lực thống nhất của Nhà nước từ trung ương đến địa phương, đảm bảo sự cầm quyền của Nhà nước, tránh sự phân tán ở địa phương.Chính vì vậy, ngân sách trung ương phải thực hiện tất cả các chức năng về kinh tế xã hội của đất nước còn ngân sách địa phương chỉ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể ở địa phương và phải chịu sự quyết định trực tiếp của ngân sách trung ương.

=> Vai trò chủ đạo của NSTW được thể hiện trên hai phương diện:

· Thứ nhất, NSTW được NN sử dụng vào điều tiết các hoạt động ở tầm vĩ mô:

Thể hiện vai trò chủ đạo của mình, NSTW nắm giữ các nguồn thu quan trọng nhất và phải đảm đương các nhiệm vụ chi chủ yếu của quốc gia:

- Các khoản thu của ngân sách TW bg 2 nhóm lớn là các khoản thu được tập trung toàn bộ vào NSTW và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần % giữa NSTW và ngân sách địa phương.

+ Các khoản thu TW đc hưởng toàn bộ gồm: những khoản thu từ thuế gián thu có liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, từ thuế đánh vào thu nhập của các đơn vị hạch toán toàn ngành; từ các khoản thuế và thu từ đâu khí; từ tiền thu hồi vốn, thu hồi tiền cho vay của NSTW, thu nhập từ vốn góp của NN và thu từ viện trợ k hoàn lại cho CPVN.

+Các khoản thu TW và địa phương được hưởng theo tỷ lệ % gồm các loại thuế gián thu k lq đến hàng hóa xuất nhập khẩu; một vài loại thuế trực thu như thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ phần thuế TW đã thu 100%), thuế thu nhập cá nhân.

- Các khoản chi của NSTW gồm: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ của CP, chi viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của TW và chi bổ sung cho NS địa phương.

Hoạt động điều tiết này được thực hiện thông qua việc thu ngân sách từ các nguôn tài nguyên thiên nhiên như thuế khóa, hoa lợi hành chính và hoa lợi thương mại hay các khoản vay nợ của Nhà từ công chúng hoặc vay nợ nước ngoài để tài trợ cho các nhu cầu thiết yếu và lớn lao của nhà nước về kt, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh và hoạt động của bộ máy nhà nước. Ngoài ra, thông qua việc thu thuế thu nhập cá nhân, ngân sách TW góp phần điều tiết một phần thu nhập của một nhóm ng này để san sẻ cho một nhóm ng khác, góp phần đem lại sự công bằng tương đối về thu nhập giữa các giai tầng xã hội, đồng thời tạo ra các “hàng hóa công cộng” như hệ thống đường xá, cầu cống, công trình phúc lợi công cộng, hệ thống quốc phòng an ninh.

· Thứ hai, ngân sách trung ương điều hòa ngân sách địa phương bằng cách chi bổ sung cho ngân sách địa phương:

Các khoản chi bổ sung cho ngân sách địa phương gồm: các khoản thu bổ sung để cân đối thu, chi ngân sách địa phương và các khoản thu bổ sung có mục tiêu giúp cho địa phương thực hiện những nhiệm vụ mà pháp luật quy định. Mục đích của việc chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới là để gq tình trạng căng thẳng của ngân sách cấp dưới do nguồn thu k đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu. Qua đó, cân đối được nhiệm vụ thu chi ở cấp ngân sách địa phương.